Từ Công Phụng (sinh ngày 27 tháng 7 năm 1942) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi
tiếng. Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu cho tân nhạc Việt Nam trong thập niên 1960, 1970
cùng với Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn và Lê Uyên Phương...; là
tác giả của các ca khúc trữ tình được nhiều người biết đến như Bây
giờ tháng mấy, Mắt
lệ cho người, Giọt lệ cho ngàn sau, Trên
ngọn tình sầu, Mùa xuân trên đỉnh bình yên,...
Từ Công Phụng tốt nghiệp cử nhân
luật, từng là biên tập viên đài
phát thanh VOF. Ông tham gia sáng
tác nhạc từ năm 1960. Sau 30 tháng 4 năm 1975,
các sáng tác của ông bị cấm lưu hành tại Việt Nam cho đến năm 2003.
Năm 16 tuổi, ông tự
học về âm nhạc qua cuốn sách Harmonie et Orchestration của Robert de Kers, bản tiếng Pháp,
xuất bản tại Paris, năm 1944. Năm 1960, ông sáng tác nhạc phẩm đầu tay Bây giờ tháng mấy khi mới 18 tuổi, tác phẩm nhanh chóng
được giới sinh viên Văn Khoa yêu mến. Thời
gian ở Đà Lạt, Từ Công Phụng cùng một số bạn học mới trong đó có nhạc sĩ Lê
Uyên Phương, thành lập ban nhạc
Ngàn Thông chơi nhạc hàng tuần trên đài phát thanh Đà Lạt. Ca
khúc Bây giờ tháng mấy của
ông cũng được trình bày lần đầu tiên qua làn sóng phát thanh này. Sau đó, ông lần lượt sáng tác những ca
khúc như Mùa thu mây ngàn, Bài ca cho em...
Ông rời Việt Nam từ tháng 10 năm 1980 và hiện đang định cư tại Portland, Oregon, Hoa Kỳ. Năm 1998,
ông có trở về thăm quê hương Ninh Thuận nhưng
không tham gia hoạt động âm nhạc. Tháng 5 năm 2008,
ông lại trở về Việt Nam và lần này có biểu diễn trong chương trình "45 năm
tình ca Từ Công Phụng" tại một phòng trà có tiếng ở Sài Gòn.
Năm 2003, mười ca khúc của Từ Công Phụng đã được cấp phép
biểu diễn tại Việt Nam: Mắt lệ cho người, Trên tháng ngày đã qua, Như ngọn buồn rơi, Tình tự mùa xuân, Đêm không cùng, Giọt lệ cho ngàn sau, Mùa xuân trên đỉnh bình yên, Mùa thu mây ngàn, Lời cuối và Kiếp dã tràng.
Các sáng tác
Các sáng tác
Âm thầm mưa | Tuệ Nga | 1988 | Bài cho em | 1965 | |
Bây giờ tháng mấy[8] | 1960 | Bây giờ tháng mấy (ca khúc 2)[9] | Khuyết Danh | 1964 | |
Bên kia đời quạnh quẽ | 1997 | Bóng hoàng hôn | |||
Cánh chim vùng hoang dại | Còn một buổi chiều | ||||
Đêm độc thoại | Đêm không cùng | ||||
Đời bỗng phù du | Đừng nữa nhé, chia ly | Du Tử Lê | 1994 | ||
Giận hờn[10] | Nguyễn Đình Nhạc | 1997 | Giáng sinh xanh | ||
Giọt lệ cho ngàn sau | Giữ đời cho nhau (Ơn em) | Du Tử Lê | |||
Hóa kiếp[11] | Nguyễn Ðông Ngạc | Hóa thạch | Hà Huyền Chi | 1992 | |
Khi tôi đến nơi đây | 1981 | Kiếp dã tràng | |||
Lời của mẹ |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét