Màu tím hoa sim là một bài thơ rất nổi tiếng của nhà thơ Hữu Loan,
được sáng tác năm 1949 tại Thanh Hoá,
vào thời điểm được cho là sau khi người vợ đầu tiên của tác giả qua đời.
Bài thơ xuất hiện
đầu tiên trên tờ Trăm Hoa của Nguyễn Bính.
Trong vụ án Nhân văn giai phẩm, nó bị coi là thứ văn
chương ủy mị, mang tư tưởng tiểu tư sản, và là một trong những bằng chứng để bộ
văn hóa đương thời kết tội tác giả của nó. Tuy nhiên bài thơ vẫn được truyền đi
rộng rãi trong công chúng bằng những bản chép tay và được đưa vào miền Nam Việt Nam, tại đây bài thơ đã được
nhiều nhạc sĩ phổ nhạc thành những bài hát nổi tiếng. Vào năm 2004, nó được mua bản
quyền với giá 100 triệu đồng tiền Việt Nam,
trở thành một kỷ lục Việt Nam.
Năm 1990, bài thơ được in lần
đầu trong một tập thơ, đó cũng là tập thơ đầu tiên được xuất bản của Hữu Loan: Mầu tím hoa sim.
Bài
thơ nói về một cuộc tình đau khổ trong chiến tranh,
với nhân vật chính là một cán bộ Việt Minh và một cô thiếu nữ. Họ yêu nhau,
cưới nhau, trước khi chia tay nhau để anh lính đi ra trận. Anh vẫn thường lo
lắng nếu như mình bỏ mạng nơi chiến trường thì thương cho người vợ, thế nhưng
vào cái ngày anh trở về với niềm háo hức, thì nghe tin vợ đã mất. Trong miền
hồi tưởng, anh nhớ về những kỷ niệm xưa, với hình bóng dịu dàng, thầm lặng của
người thiếu nữ, anh nghĩ đến những đứa em, những người anh của cô gái cũng đã
đi lính nơi xa xăm. Rồi anh lại ra đi. Trên con đường hành quân, qua những đồi
sim tím, hình bóng của người vợ nhỏ vẫn vang về đâu đó, như nhắc khơi về một
câu ca dao cũ: "Áo anh sứt chỉ đường tà/Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa
khâu...".
Thời
điểm sáng tác của bài thơ, theo nhiều người, là sau khi người vợ đầu tiên, bà
Lê Đỗ Thị Ninh, của tác giả chết đuối khi trượt chân xuống bến nước trong trang
trại của nhà (trong bản in của bài thơ thường có thêm phần đóng dấu trong ngoặc
đơn: "Khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh"). Bà Ninh là một thiếu nữ đẹp, con gái
của ông Lê Đỗ Kỳ, kỹ sư canh nông, đã từng giữ chức Tổng Thanh tra Canh nông
Đông Dương. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông Kỳ là đại biểu Quốc hội khoá
đầu tiên. Vợ ông là con một nhà khoa bảng đất Thanh Hóa, sau cách mạng có công
tác ở Hội phụ nữ.
Hữu
Loan quen biết gia đình ông Lê Đỗ Kỳ khi nhà thơ 26 tuổi và được mời về dạy học
cho ba người con trai lớn của ông quan kỹ sư Canh nông, lúc đó cô Ninh mới 8
tuổi. Trong suốt thời gian ở trong gia đình họ Lê Đỗ, ông coi cô như em gái của
mình.
Điều
mà nhà thơ không biết là bà Kỳ rất quý mến ông nên đã có ý gả cô em gái tên Nga
cho ông, nhưng do cô Nga không muốn vương vấn chuyện đời mà muốn xuất gia theo
đạo nên bà lại chuyển sang muốn gả con gái mình. Ông bà Lê Đỗ Kỳ không thổ
lộ điều này nhưng bắt đầu bí mật để ý đến nhà thơ. Khi Hữu Loan đi tham gia
kháng chiến, làm chính trị viên tiểu đoàn ở Đại đoàn 304 của tướng Nguyễn Sơn,
cùng đơn vị với ông có Quốc, là người em họ với cô Ninh. Mãi cho đến một hôm, Quốc
mới tiết lộ cho ông biết là bà Kỳ cử Quốc "giám sát" Hữu Loan để đề
phòng ông có tình ý với những phụ nữ khác.
Khi
biết được gia đình ông bà Kỳ có ý tác thành, nhà thơ về thưa chuyện với ông bà
xin cưới cô Ninh. Đám cưới diễn ra đơn giản, cô Ninh tuy là con nhà giàu, tư
sản gia đình có đến 500 mẫu ruộng nhưng cô sống hết sức giản dị, ngày cưới
cô còn không đòi phải may áo mới: "ngày hợp hôn nàng không đòi may áo
cưới" vì cô Ninh nói với ông là vợ chồng cốt ở yêu nhau, không cần bày vẽ. Nhà
thơ và "cô em gái nhỏ" làm lễ thành hôn ngày 16 tháng 2 năm 1949 trong một lần
ông xin về phép. Điểm nội bật của đám cưới chỉ là chiếc bình hoa. Chiếc bình mà
ba tháng sau ông về khóc vợ đã thành chiếc bình đựng hương trên mộ, chiếc bình
hương đặc biệt ấy ông Hữu Loan vẫn giữ đến tận bây giờ, đặt trên bàn thờ cô
Ninh.
Từ
ngày cưới 16 tháng 2 đến ngày 29 tháng 5 cô
Ninh mất là hơn 3 tháng. Số ngày cô sống bên chồng chỉ đếm trên đầu ngón
tay. Cô Ninh
chết trong một trường hợp rất đáng tiếc: Trang trại làm một bến nước mới (còn gọi
là bến Chuồng vì ở bên sông Chuồng) để người làm có chỗ tắm giặt. Đoạn này gần
đổ ra biển nên nước chảy xiết. Buổi trưa bà Kỳ rủ cô Ninh ra tắm nhưng cô đã tắm
buổi sáng nên mang quần áo ra giặt, không may trượt chân rơi xuống nước, bà mẹ
quay lại chỉ thấy tóc con mình xấp xỏa trên mặt nước. Vì là buổi trưa nên người
làm đi về nhà ăn cơm cả, đến khi gọi được người ra mò thì không tìm được nữa.
Mãi 3 ngày sau cô Ninh mới nổi lên không xa chỗ bến nước trong khi ở đây vốn nước
chảy mạnh, có người nói do cô bị kẹt ở dưới đáy, có người bảo cô Ninh vương vấn
gia đình nên không muốn đi xa... Cô Ninh hay mặc áo tím và ông cũng đã có lần dẫn
cô đi chơi lên những đồi hoa sim tím và ngẫu nhiên là dọc bờ sông nơi cô chết
cũng mọc đầy những hoa sim tím!
Mãi khi Hữu Loan biết tin
chạy về đến nơi thì mọi việc đã xong hết từ lâu, chỉ gặp bà mẹ ngồi khóc bên mộ
con, chiếc bình ngày cưới nay được dùng để làm bình hương, chiếc bình hương đặc
biệt ấy ông Hữu Loan vẫn giữ đến tận bây giờ, đặt trên bàn thờ cô Ninh. Trước
đây bàn thờ có một tấm ảnh cô Ninh chụp năm 10 tuổi, nhưng vào một đêm bão lớn,
nước tràn từ mái nhà xuống bàn thờ đã phá hỏng tấm ảnh duy nhất đó.
Trong
bài ngoài 2 nhân vật chính là anh lính và người vợ, còn có 3 người anh, Ba
người anh cũng là nhân vật có thật: người anh cả là ông Lê Đỗ Khôi, làm Chính
trị viên tiểu đoàn, hy sinh trên đồi Him Lam chỉ
vài giờ trước khi trận Điện Biên Phủ kết thúc. Người
anh thứ hai là ông Lê Đỗ Nguyên, tức Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ
nhiệm Tổng cục Chính trị còn người anh thứ ba là ông Lê Đỗ An, tên công tác là
Nguyễn Tiên Phong, nguyên Bí thư Trung ương Đoàn - Phó Ban dân vận Trung ương.[2] Lúc
đó cả ba người anh đều đang ở chiến trường Đông Bắc, do thư từ thời đó vận
chuyển khó khăn nên họ nhận được tin em gái chết trước khi nhận được thư nhà
báo tin em lấy chồng ...
Bài
thơ lâu nay được lưu truyền chủ yếu qua các bản chép tay nên có nhiều dị bản,
các bản thường khác nhau về cách xuống dòng, về từ ngữ, viết hoa và viết
thường. Bản được Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật đóng dấu đăng ký là
bản chép tay của ông vào ngày 12/10/2004.
Màu tím hoa sim
Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng Có em chưa biết nói Khi tóc nàng xanh xanh Tôi người Vệ quốc quân xa gia đình Yêu nàng như tình yêu em gái Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo mới Tôi mặc đồ quân nhân đôi giày đinh bết bùn đất hành quân Nàng cười xinh xinh bên anh chồng độc đáo Tôi ở đơn vị về Cưới nhau xong là đi Từ chiến khu xa Nhớ về ái ngại Lấy chồng thời chiến binh Mấy người đi trở lại Nhỡ khi mình không về thì thương người vợ chờ bé bỏng chiều quê... Nhưng không chết người trai khói lửa Mà chết người gái nhỏ hậu phương Tôi về không gặp nàng Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối Chiếc bình hoa ngày cưới thành bình hương tàn lạnh vây quanh Tóc nàng xanh xanh ngắn chưa đầy búi Em ơi giây phút cuối không được nghe nhau nói không được trông nhau một lần Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím áo nàng màu tím hoa sim Ngày xưa một mình đèn khuya bóng nhỏ Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa... Một chiều rừng mưa Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc Được tin em gái mất trước tin em lấy chồng Gió sớm thu về rờn rợn nước sông Đứa em nhỏ lớn lên Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị Khi gió sớm thu về cỏ vàng chân mộ chí Chiều hành quân Qua những đồi hoa sim Những đồi hoa sim những đồi hoa sim dài trong chiều không hết Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau Chiều hoang tím có chiều hoang biết Chiều hoang tím tím thêm màu da diết Nhìn áo rách vai Tôi hát trong màu hoa Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu... Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm Tím tình ơi lệ ứa Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím Tôi ví vọng về đâu Tôi với vọng về đâu Áo anh nát chỉ dù lâu... (1949, khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh) Bài thơ này có nhiều dị bản truyền tụng khác nhau, đây đã được xác nhận là bản gốc. |
|
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét