Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013
Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013
Ngô Thụy Miên
Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh ngày 26 tháng 9 tại Hải Phòng.
Ông là con thứ nhì trong một gia đình bảy người con. Ngô Thụy Miên lớn lên với
sách vở, thơ văn, gia đình anh điều hành nhà sách Thanh Bình ở Hải Phòng,
và sau đó ở Sài Gòn (trên
đường Phan Đình Phùng). Thời học sinh, ông có học nhạc với nhạc sĩ Chung Quân và Hùng Lân tại trường trung học Nguyễn Trãi. Sau
đó ông học ở Đại học Khoa học Sài Gòn.
Trong thập niên 1960, Ngô Thụy Miên có theo hoc vĩ cầm với giáo sư Đỗ Thế Phiệt, và nhạc pháp
với giáo sư Hùng Lân tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Thời gian
học ở đây, Ngô Thụy Miên quen biết với Đoàn Thanh Vân, con gái của diễn viên Đoàn Châu Mậu và hai người có một mối tình.
Từ năm 1970 đến 1975, Ngô Thụy Miên làm kiểm soát viên không lưu tại phi trường Tân Sơn Nhất. Cũng khoảng thời
gian đó, ông là trưởng ban nhạc Luân Phiên tại đài phát thanh Quân đội.
Bắt đầu sáng tác từ năm 1963, tác phẩm đầu tiên
của ông Chiều nay không có em đến với công chúng năm 1965, sau đó là Mùa thu cho em và những nhạc phẩm phổ từ thơ của thi
sĩ Nguyên Sa như Paris
có gì lạ không em, Tuổi 13...
Trong thời gian theo học đại học, ông đã nhiều lần trình diễn và phổ biến những
sáng tác của mình tại các hội quán văn nghệ, các trung tâm văn hóa và giảng
đường đại học. Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực
hiện băng nhạc đầu tay Tình Ca
Ngô Thụy Miên gồm 17 tình
khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 - 1972. Với sự góp mặt của các
ca sĩ và nhạc sĩ như Khánh Ly, Duy Trác, Thái Thanh, Lệ Thu, Thanh Lan, Duy Quang...
cuốn băng tạo được thành công rực rỡ.
Sự kiện 30 tháng 4, 1975, Đoàn Thanh Vân
cùng với toàn gia đình di tản sang Mỹ trong ngày đầu tiên. Tháng 10 năm 1978, Ngô Thụy Miên rời
Việt Nam, vượt biên đến Mã Lai,
sau đó qua Montréal (Canada) và gặp lại Đoàn
Thanh Vân. Cuối 1979, hai người thành hôn,
và năm 1980 sang định cư tại San Diego,
California. Năm 1981 ông tốt nghiệp BS về khoa học máy tính và hiện nay Ngô Thụy Miên làm việc tại Olympia, Washington.
Trong thập niên 1990, Ngô Thụy Miên tiếp tục sáng tác với những Cần thiết, Em về mùa thu, Trong nỗi nhớ muộn màng... và
nhất là Riêng một góc trời (1997), được coi là một trong vài tình
khúc tiêu biểu của thập niên. Năm 2000, nhạc phẩm Mưa trên cuộc tình tôi của ông cũng được thính giả đón nhận
một cách đặc biệt. Tổng cộng cho đến nay, Ngô Thụy Miên đã sáng tác được trên
70 ca khúc, với khoảng 20 bài sáng tác ở trong nước.
Tác phẩm :
·
Ái xuân
·
Áo lụa Hà Đông
·
Bản tình cuối
·
Bài tình ca cho em
·
Biết bao giờ trở lại
·
Biển và em
·
Bốn mùa quạnh hiu
·
Cần thiết
·
Chiều nay không có em
·
Chiều qua công viên
·
Chiều xuống Paris
·
Dấu tình sầu
|
·
Dấu vết tình yêu
·
Dốc mơ
·
Em còn nhớ mùa xuân
·
Em về mùa thu
·
Giáng ngọc
·
Giã từ em Cali
·
Giọt buồn mùa đông
·
Giọt nắng hồng
·
Giọt nước mắt ngà
·
Gọi tên anh
·
Mắt biếc
·
Mắt thu
|
·
Mây bốn phương trời
·
Miên khúc
·
Một cõi tình phai
·
Một đời quên lãng
·
Mùa thu cho em
·
Mùa thu xa em
·
Nắng Paris, nắng Sài Gòn
·
Niệm khúc cuối
·
Nỗi đau muộn màng
·
Nỗi đau từ đấy
·
Ở nơi nào em còn nhớ
·
Paris có gì lạ không em
|
·
Riêng một góc trời
·
Tháng giêng và anh
·
Thu khóc trên ngàn
·
Thu trong mắt em
·
Tình cuối chân mây
·
Tình khúc buồn
·
Tình khúc mùa xuân
·
Tình khúc tháng sáu
·
Trong nỗi nhớ muộn màng
·
Từ giọng hát em
·
Tuổi mười ba
|
Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013
Nguyễn Ánh 9
Nguyễn Ánh 9 (1940) là một nhạc
sĩ Việt
Nam nổi tiếng. Từng là một nhạc công chơi dương cầm, sáng tác và có được nhiều ca khúc giá trị.
Ông tên thật là Nguyễn
Đình Ánh, sinh ngày 1 tháng 1 1940 ở Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận,
cũng có nguồn viết ông sinh 1939. Ông là út trong một
gia đình khá giả có ba người con. Gia đình Nguyễn Đình Ánh chuyển đến Nha Trang và năm ông 11 tuổi thì vào Sài Gòn.
Nguyễn Đình Ánh
theo học trường Taberd đến năm 1954 rồi lên Đà Lạt,
ở nội trú trường Yersin cho đến năm 1958. Ông tập chơi dương cầm từ nhỏ
và trong thời gian học ở Đà Lạt, Nguyễn Đình Ánh có quen biết với nhạc sĩ Hoàng Nguyên và được Hoàng Nguyên dìu dắt vào con
đường âm nhạc.
Sau khi tốt nghiệp Tú tài 2, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Hoàng
Nguyên, Nguyễn Ánh 9 được vào tham gia chương trình Tuổi Xanh của Đài Phát
thanh Sài Gòn và Đài Phát thanh Đà Lạt. Ông cũng cộng tác với chương trình
Tiếng Hát Sinh Viên do Duy Trác thực hiện. Từ đó, Nguyễn Ánh 9 đi khắp
nơi biểu diễn dương cầm ở các bar, các nhà hàng nổi
tiếng và những ban nhạc thanh niên.
Nguyễn Ánh 9 bắt
đầu sự nghiệp viết nhạc một cách rất tình cờ, trong một chuyến đi Nhật biểu diễn cùng Khánh Ly.
Sau buổi diễn tại hội chợ Osaka, khi cùng với Khánh Ly đứng chờ thang máy lên phòng
khách sạn, thấy người bạn mình mang vẻ mặt buồn buồn, Khánh Ly lên tiếng hỏi:"Còn
thương nó không bạn?", ý muốn hỏi về một người bạn gái quen biết
Nguyễn Ánh 9 vào thời đó. Sẵn cây đàn guitar trên tay, Nguyễn Ánh 9 gẩy ngay rồi
cất tiếng hát: "Không!
Không! Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa...". Đến khi trở về Việt Nam được Khánh Ly
đề nghị ông soạn nhạc phẩm này. Trước đề nghị đó, ông đã hoàn tất nhạc phẩm đầu
tiên của mình trong một thời gian ngắn.
Ca khúc Không được Khánh Ly thu lần đầu trên đĩa
nhựa Tình ca quê hương. Không trở thành một trong những nhạc phẩm
gắn liền với cuộc đời ca hát của Elvis Phương,
cũng như một số ca khúc khác của Nguyễn Ánh 9 như Ai đưa em về, Chia phôi, Lời cuối cho em... được Elvis Phương
trình bày thường xuyên trên sân khấu của vũ trường Queen Bee vào đầu thập niên 1970.
Những năm đầu thập
niên 1970, Nguyễn Ánh 9 cộng tác với nhiều vũ trường lớn ở Sài Gòn. Ông đã từng
đệm dương cầm cho những ca sĩ nổi tiếng như Khánh Ly, Thái Thanh.
Trong một cuộc phỏng vấn, Nguyễn Ánh 9 đã nói ông mê nhất được đệm đàn cho hai
danh ca này. Cũng thời gian đó, ông viết thêm một vài nhạc phẩm nổi tiếng khác
như Mùa thu cánh nâu, Đêm tình yêu.
Sau 1975, thời gian đầu ông có
đi diễn ở các tỉnh với đoàn văn nghệ của Duy Khánh cùng với nhạc sĩ Quốc Dũng.
Sau đó ông trở thành công nhân tại Xa Cảng Miền Tây cho đến năm 1978. Một thời gian Nguyễn
Ánh 9 có mở một lớp dạy dương cầm.
Năm 1982, Nguyễn Ánh 9 trở lại
với âm nhạc, ông tiếp tục tham gia các chương trình hòa tấu và biểu diễn dương
cầm ở nhiều nơi. Nguyễn Ánh 9 còn được mời viết nhạc nền cho một số phim như Mảnh tình nghiệt ngã, Mênh mông tình buồn. Những năm
cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 Nguyễn
Ánh 9 có viết thêm một số ca khúc nữa như Tình
yêu đến trong giã từ, Mênh
mông tình buồn, Cho người
tình xa và Cô đơn.
Gần đây, Nguyễn
Ánh 9 vẫn còn biểu diễn, tham gia một số đêm nhạc của ca sĩ Ánh Tuyết.
Ông cũng phát hành một CD với những giọng ca trẻ nổi tiếng hiện
nay.
Giai thoại :
- Vợ của Nguyễn Ánh 9 tên Ngọc Hân, một vũ công ông quen biết
trong thời gian làm tại vũ trường Anh Vũ. Hai người kết hôn vào năm 1965 sau khi ông đã
nhờ mẹ năn nỉ với bố cho quay về nhà cũng như xin phép được lấy vợ. Trước đó bố
ông đã đuổi ông khỏi nhà khi thấy ông quyết tâm theo con đường âm nhạc. Vợ
chồng Nguyễn Ánh 9 và Ngọc Hân có với nhau hai con trai, trong đó một người là
Nguyễn Hà theo đuổi sự nghiệp âm nhạc.
- Nghệ danh Nguyễn Ánh 9 là do người yêu đầu tiên của ông đặt cho.
Trong một cuộc phỏng vấn,
ông nói: Đây là tên mà cô ấy đặt cho tôi. Khi tôi viết những bản nhạc
đầu tiên, lấy tên thật là Nguyễn Đình Ánh thì dài quá, mà viết là Nguyễn Ánh
thì lại trùng với tên của vua Gia Long.
Bởi vậy, cô ấy bảo, chữ Nguyễn Ánh có 9 ký tự, mà số 9 theo quan niệm phương
Đông là số may mắn, bởi vậy, nên lấy bút danh là Nguyễn Ánh 9.
- Về ca khúc Không, trong một cuộc phỏng vấn,
ông lại trả lời khác: Vào cuối năm 1969 - 1970, tôi có chuyến lưu
diễn ở Pháp cùng
đoàn nghệ sĩ trong nước, lúc ấy có Khánh Ly. Một đêm trời trở lạnh, tôi và
Khánh Ly tản bộ, bất ngờ trong tôi loé lên dòng nhạc, tôi thử ngân nga một
mình, Khánh Ly nghe thấy và bảo: "Hay lắm, anh hát tiếp đi...". Thế
là nhạc phẩm Không ra đời và được ca sĩ Elvis Phương thể hiện rất thành công.
Các sáng tác
·
Ai đưa em về
·
Biệt khúc
·
Bơ vơ
·
Buồn ơi chào mi
·
Chia phôi
·
Cho người tình xa
·
Cô đơn
·
Đêm nay ai đưa em về
·
Đêm tình yêu
·
Không
·
Không 2
·
Kỷ niệm
·
Lối về
·
Mẹ Việt Nam ơi
·
Mênh mông tình buồn
·
Một lời cuối cho em
·
Mùa thu cánh nâu
·
Tiếng hát lạc loài (Cô đơn 3)
·
Tình khúc chiều mưa
·
Tình yêu đến trong giã từ
·
Trọn kiếp đơn côi
·
Xin đừng nói yêu tôi
·
Xin như làn mây trắng
Nguyễn Thiện Tơ
Nguyễn Thiện
Tơ sinh ra tại Hà Nội, xuất thân trong một gia đình công nhân (xưởng in Viễn
Đông) tại căn nhà số 22 phố Charron mà nay là phố Mai Hắc Đế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Yêu thích âm nhạc từ
năm 10 tuổi, vào năm lên 12, Nguyễn Thiện Tơ theo học ghi-ta Hawaii (Hạ
Uy cầm) với thầy giáo Trần Đình Khuê; chỉ ba tháng thì ông đã được biểu diễn
cùng thầy trên đài phát thanh Pháp. Sau đó ông theo học ghi-ta với
một người Pháp và bắt đầu biểu diễn ở các
phòng trà và chương trình từ thiện với hai nhạc cụ này.
Nguyễn Thiện
Tơ là người sáng lập nhóm Myosotis cùng
với Dương Thiệu Tước, Thẩm Oánh,...
nhưng theo nhạc sĩ Phạm Duy thì Nguyễn Thiện Tơ là một nhạc sĩ độc lập, tức
là không thuộc nhóm nhạc nào.
Năm 1938, khi mới 17 tuổi,
Nguyễn Thiện Tơ sáng tác bản nhạc đầu tay "Giáo đường im bóng"
viết về một cô gái theo đạo Thiên Chúa, 16 tuổi và tên là Hà Tiên. Ông
kể lại: "Trong kỳ nghỉ hè năm 1938 (lúc này còn là học sinh trường
Thăng Long ở Hà Nội), tôi được mời tham gia biểu diễn đàn ghi-ta ởNam Định.
Ở đây tôi đã làm quen với cô nữ sinh Hà Tiên cũng đến đây đóng góp tiếng hát
của mình. Sau buổi dạ hội ca nhạc, tôi được bạn bè cho biết là gia đình cô ấy
theo đạo Thiên Chúa. Nghĩ mình là kẻ ngoại đạo nên mới viết nên "Giáo
đường im bóng" sau ngày ấy."
Nguyễn Thiện
Tơ hoàn thành phần nhạc của ca khúc Giáo đường im bóng trước,
sau đó nhà thơ Phi Tâm Yến - bạn thân của Nguyễn Thiện Tơ - viết lời. Theo
Phạm Duy thì nhạc sĩ Lê Thương cũng
thầm yêu cô Hà Tiên đó và đã viết nên ca khúc Nàng Hà Tiên.
Ban đầu cuộc
tình giữa Nguyện Thiện Tơ và Hà Tiên không được gia đình cô chấp nhập bởi ngăn
cách tôn giáo. Về sau hai ông bà đã thuyết phục được gia đình và thành hôn vào
năm 1944. Nguyễn Thiện Tơ tiếp tục dạy ghi-ta và ghi-ta Hawaii. Trong số
những người học ông, có những nhạc sĩ nổi tiếng như Doãn Mẫn, Đoàn Chuẩn và Nguyễn Văn Quỳ.
Sau ngày
quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội, Nguyễn Thiện
Tơ về Đài Tiếng nói Việt Nam, thổi sáo trong dàn nhạc của đài. Đến năm 1959, ông chuyển sang dàn
nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch. Năm 1965, ông chuyển về hãng Phim truyện Việt Nam.
Giai thoại về ca khúc "Giáo
đường im bóng"
Nguyễn Thiện Tơ là một nghệ sĩ
guitare Hawaine nổi tiếng thời ấy song song với sáng tác nhạc. Ca khúc
"Giáo đường im bóng" là ca khúc đầu tay của ông, xuất phát từ nỗi nhớ
cô gái xứ đạo - mối tình đầu của ông.
Tại căn nhà số 22 phố Charron ngày ấy (22, Mai Hắc Đế, Hà Nội bây giờ), trong gia đình công nhân xưởng in Viễn Đông có một cậu con trai khoảng 12 tuổi rất mê âm nhạc. Nghe tin có thầy giáo Trần Đình Khuê mở lớp dạy guitare hawaïenne, cậu lập tức xin bố đi học. 14 tuổi, Nguyễn Thiện Tơ - tên cậu bé - màng đàn đến nhà thầy giáo Khuê. Học được 3 tháng, cậu đã được biểu diễn cùng thầy trên đài phát thanh Pháp. Hai, ba năm sau, Nguyễn Thiện Tơ học tiếp Tây ban cầm, do một người Pháp dạy. Chàng thanh niên bắt đầu sử dụng hai thứ nhạc cụ này biểu diễn ở các phòng trà và ấp ủ ý định sáng tác.
Sau đó ít lâu, thỉnh thoảng Nguyễn Thiện Tơ lại được mời đi biểu diễn từ thiện. Mỗi lần, chàng nghệ sĩ trẻ được mời vể biểu diễn tại Nam Định. Khi biểu diễn xong, đang đứng đàng sau cánh gà, có một cô gái trẻ, đẹp nhờ chàng lên hộ dây đàn. Nàng có vóc người mảnh mai, gương mặt thanh tú thêm nét quý phái khiến chàng lần đầu tiên nhìn đã cảm mến ngay. Khi nàng đàn và hát xong, rất nhiều người rắc kim tuyến giấy vào nàng, riêng chàng trai Hà Thành làm nàng phải quay lại nhìn rồi thẹn thùng quay đi, không phải vì nắm vụn giấy mà là đôi mắt đăm đắm của chàng. Một vài hôm sau, có một chương trình thể thao, nàng đến xem, hy vọng sẽ gặp chàng ở đó và nàng đã không thất vọng. Nhận ra nàng, chàng chỉ cười chào mang tính xã giao, rồi về trước. Từ lúc đó, chương trình thể thao ấy với nàng không còn gì hào hứng nữa, nàng cũng bỏ ra về. Rồi một hôm, qua một người bạn, chàng biết nàng tên là Vũ Hà Tiên, sắc đẹp và tài năng cầm ca thuộc hàng nổi tiếng của thành Nam, chàng mới cùng người bạn ghé chơi nhà nàng.
Tại căn nhà số 22 phố Charron ngày ấy (22, Mai Hắc Đế, Hà Nội bây giờ), trong gia đình công nhân xưởng in Viễn Đông có một cậu con trai khoảng 12 tuổi rất mê âm nhạc. Nghe tin có thầy giáo Trần Đình Khuê mở lớp dạy guitare hawaïenne, cậu lập tức xin bố đi học. 14 tuổi, Nguyễn Thiện Tơ - tên cậu bé - màng đàn đến nhà thầy giáo Khuê. Học được 3 tháng, cậu đã được biểu diễn cùng thầy trên đài phát thanh Pháp. Hai, ba năm sau, Nguyễn Thiện Tơ học tiếp Tây ban cầm, do một người Pháp dạy. Chàng thanh niên bắt đầu sử dụng hai thứ nhạc cụ này biểu diễn ở các phòng trà và ấp ủ ý định sáng tác.
Sau đó ít lâu, thỉnh thoảng Nguyễn Thiện Tơ lại được mời đi biểu diễn từ thiện. Mỗi lần, chàng nghệ sĩ trẻ được mời vể biểu diễn tại Nam Định. Khi biểu diễn xong, đang đứng đàng sau cánh gà, có một cô gái trẻ, đẹp nhờ chàng lên hộ dây đàn. Nàng có vóc người mảnh mai, gương mặt thanh tú thêm nét quý phái khiến chàng lần đầu tiên nhìn đã cảm mến ngay. Khi nàng đàn và hát xong, rất nhiều người rắc kim tuyến giấy vào nàng, riêng chàng trai Hà Thành làm nàng phải quay lại nhìn rồi thẹn thùng quay đi, không phải vì nắm vụn giấy mà là đôi mắt đăm đắm của chàng. Một vài hôm sau, có một chương trình thể thao, nàng đến xem, hy vọng sẽ gặp chàng ở đó và nàng đã không thất vọng. Nhận ra nàng, chàng chỉ cười chào mang tính xã giao, rồi về trước. Từ lúc đó, chương trình thể thao ấy với nàng không còn gì hào hứng nữa, nàng cũng bỏ ra về. Rồi một hôm, qua một người bạn, chàng biết nàng tên là Vũ Hà Tiên, sắc đẹp và tài năng cầm ca thuộc hàng nổi tiếng của thành Nam, chàng mới cùng người bạn ghé chơi nhà nàng.
Hôm ấy, nàng yêu cầu chàng đàn một
bài nàng thích là bài "forget me not"... Họ đã say nhau từ lúc đó.
Cũng từ đấy, họ thỉnh thoảng thư từ cho nhau rồi hẹn gặp nhau. Có lần, họ củng
nhau đi chơi bằng tàu điện khắp Hà Nội, những khoảnh khắc ấy kéo dài 6 năm. 6
năm "tình trong như đã..." nhưng tình yêu vẫn chữa vượt cái nắm tay.
Chàng bên lương nàng bên giáo. Để yêu nhau, họ không thể vượt qua rào cản của tôn giáo (mà thời ấy rào cản này rất dữ). Có những lần, chàng gần như tuyệt vọng khi nghĩ rằng tình yêu sẽ không đi đến đâu nên viết ca khúc "Giáo đường im bóng", ấy là năm 1938, lúc chàng 17 tuổi và nàng 16 tuổi. Sau khi đọc lời ca, thi sĩ Phi Yến đã sửa lời để tác phẩm hoàn thiện với những câu như " lá êm êm rơi trên gương hồ, hình như mối tơ duyên xa mờ...Sóng rung rinh hồ xưa đây, hồn tôi nhớ nàng mê say, ngày xa ấy u trầm quá.... Và sóng mắt huyên còn biết đâu tìm". Viết xong, chàng cũng không gửi cho nàng và nàng cũng chưa biết ý đồ cũa chàng trong bài hát đó.
Họ tiếp tục yêu trong lặng thầm, bởi ngăn cách tôn giáo. Hơn nữa gia đình nàng không đồng ý cho nàng lấy anh nhạc sĩ "lênh đênh". Có nhiều lúc chàng không làm chủ được nỗi nhớ, nỗi thất vọng mơ hồ, cầm bút viết nhạc để bày tỏ nỗi lòng. Do đó mới có những "Nhắn gió chiều", "Trên đường về", "Đêm trăng xưa", "Ngày vui đã qua", "Cung đàn xuân xưa" trong làng nhạc tiền chiến.
Nhưng rồi nàng cũng thuyết phục được gia đình, chấp nhận không có kim cương và nhẫn quý trong ngày cưới để làm vợ anh nhạc sĩ ấy. Lấy nhau rồi, người đẹp thành Nam yên vị với công việc của người vợ, còn chàng nghệ sĩ Hà Thành tiếp tục dạy guitare hawaiienne và Tây ban cầm (dạy từ năm 1940). Trong những học trò của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ ngày ấy có những người đã đi vào lịch sử tân nhạc như Đoàn Chuẩn, Dzoãn Mẫn....
Cô gái xứ đạo ngày xưa, người mà nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ gửi tiếng thương qua gió chiều thuở nào, giờ đây đã 83 tuổi. Ông bà vẫn sống ở giữa ngôi nhà 22 Mai Hắc Đế. Bà Vũ Hà Tiên vẫn còn giữ bài thơ ông gửi cho bà và những tấm hình thuở thiếu thời. Cây đàn guitare hawaiienne không còn nữa nhưng vẫn còn cây đàn Tây ban cầm, thỉnh thoảng ông lại đưa ra gảy....
Tổng hợp từ nhiều nguồn trên net
"Giáo đường im bóng"
Nhạc: Nguyễn Thiện Tơ
Lời: Phi Tâm Yến
Lời: Phi Tâm Yến
Lời 1:
Nhớ tới đêm đầy ánh sáng
Hương trong gió tràn mênh mang Giây phút như ngừng thôi rơi
Tiếng kinh muôn lời
Dáng xinh xinh bao tiên kiều
quỳ ngân Thánh kinh ban chiều
Trong giáo đường đêm Noel ấy
ngàn đời tôi mến yêu
Tiếng A men đều âm u
Hòa theo gió vàng đêm thu
làm xao xuyến tâm hồn quá
Thời khắc mơ
Thánh giá xa vời lắm với chuông chiều ngân
Hồn thánh thót mưa dầm buồn tới âm thầm
Nơi giáo đường im bóng tôi thầm mong ngóng
Đắm đuối trên làn sóng mắt nàng huyền mơ
Lời 2:
Tới chốn xưa nàng vắng bóng,
Tôi mơ mắt huyền nhung trông.
Bao phút vui thần tiên qua,
Thấy đâu bây giờ.
Lá êm rơi trên gương hồ,
Hình như mối duyên xa mờ.
Nay đến làm tôi xao xuyến,
Hồi đời tươi sáng êm.
Sóng rung rinh hồ xưa đây,
Hồn tôi nhớ nàng mê say.
Ngày xa ấy u trầm quá,
Và chóng qua.
Biết đến đâu tìm kiếm,
Nối dây tình duyên,
Và sóng mắt mơ huyền còn biết đâu tìm.
Tôi tiếc thời tươi sáng trôi cùng năm tháng.
Trí óc âm thầm nhớ mắt nàng huyền mơ.
Ấn-bản 1951 - Tinh Hoa 150
Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)