Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Kỷ vật cho em


Rieng mot goc troi


Ngô Thụy Miên

Ngô Thụy Miên (1948 - ) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Là tác giả của những ca khúc lãng mạn Áo lụa Hà Đông, Riêng một góc trời, Niệm khúc cuối... Ngô Thụy Miên được xem như một trong những nhạc sĩ lớn của miền Nam trước 1975 và ở hải ngoại về sau.
Ngô Thụy Miên tên thật là Ngô Quang Bình, sinh ngày 26 tháng 9 tại Hải Phòng. Ông là con thứ nhì trong một gia đình bảy người con. Ngô Thụy Miên lớn lên với sách vở, thơ văn, gia đình anh điều hành nhà sách Thanh Bình ở Hải Phòng, và sau đó ở Sài Gòn (trên đường Phan Đình Phùng). Thời học sinh, ông có học nhạc với nhạc sĩ Chung Quân  Hùng Lân tại trường trung học Nguyễn Trãi. Sau đó ông học ở Đại học Khoa học Sài Gòn. Trong thập niên 1960, Ngô Thụy Miên có theo hoc vĩ cầm với giáo sư Đỗ Thế Phiệt, và nhạc pháp với giáo sư Hùng Lân tại Trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Thời gian học ở đây, Ngô Thụy Miên quen biết với Đoàn Thanh Vân, con gái của diễn viên Đoàn Châu Mậu và hai người có một mối tình.
Từ năm 1970 đến 1975, Ngô Thụy Miên làm kiểm soát viên không lưu tại phi trường Tân Sơn Nhất. Cũng khoảng thời gian đó, ông là trưởng ban nhạc Luân Phiên tại đài phát thanh Quân đội.
Bắt đầu sáng tác từ năm 1963, tác phẩm đầu tiên của ông Chiều nay không có em đến với công chúng năm 1965, sau đó là Mùa thu cho em và những nhạc phẩm phổ từ thơ của thi sĩ Nguyên Sa như Paris có gì lạ không em, Tuổi 13... Trong thời gian theo học đại học, ông đã nhiều lần trình diễn và phổ biến những sáng tác của mình tại các hội quán văn nghệ, các trung tâm văn hóa và giảng đường đại học. Năm 1974, Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tay Tình Ca Ngô Thụy Miên gồm 17 tình khúc đã được viết trong khoảng thời gian 1965 - 1972. Với sự góp mặt của các ca sĩ và nhạc sĩ như Khánh Ly, Duy Trác, Thái Thanh, Lệ Thu, Thanh Lan, Duy Quang... cuốn băng tạo được thành công rực rỡ.
Sự kiện 30 tháng 4, 1975, Đoàn Thanh Vân cùng với toàn gia đình di tản sang Mỹ trong ngày đầu tiên. Tháng 10 năm 1978, Ngô Thụy Miên rời Việt Nam, vượt biên đến Mã Lai, sau đó qua Montréal (Canada) và gặp lại Đoàn Thanh Vân. Cuối 1979, hai người thành hôn, và năm 1980 sang định cư tại San Diego, California. Năm 1981 ông tốt nghiệp BS về khoa học máy tính và hiện nay Ngô Thụy Miên làm việc tại Olympia, Washington.
Trong thập niên 1990, Ngô Thụy Miên tiếp tục sáng tác với những Cần thiết, Em về mùa thu, Trong nỗi nhớ muộn màng... và nhất là Riêng một góc trời (1997), được coi là một trong vài tình khúc tiêu biểu của thập niên. Năm 2000, nhạc phẩm Mưa trên cuộc tình tôi của ông cũng được thính giả đón nhận một cách đặc biệt. Tổng cộng cho đến nay, Ngô Thụy Miên đã sáng tác được trên 70 ca khúc, với khoảng 20 bài sáng tác ở trong nước.

Tác phẩm :
·         Ái xuân
·         Áo lụa Hà Đông
·         Bản tình cuối
·         Bài tình ca cho em
·         Biết bao giờ trở lại
·         Biển và em
·         Bốn mùa quạnh hiu
·         Cần thiết
·         Chiều nay không có em
·         Chiều qua công viên
·         Chiều xuống Paris
·         Dấu tình sầu
·     Dấu vết tình yêu
·     Dốc mơ
·     Em còn nhớ mùa xuân
·     Em về mùa thu
·     Giáng ngọc
·     Giã từ em Cali
·     Giọt buồn mùa đông
·     Giọt nắng hồng
·     Giọt nước mắt ngà
·     Gọi tên anh
·     Mắt biếc
·     Mắt thu
·      Mây bốn phương trời
·      Miên khúc
·      Một cõi tình phai
·      Một đời quên lãng
·      Mùa thu cho em
·      Mùa thu xa em
·      Nắng Paris, nắng Sài Gòn
·      Niệm khúc cuối
·      Nỗi đau muộn màng
·      Nỗi đau từ đấy
·      Ở nơi nào em còn nhớ
·      Paris có gì lạ không em
·      Riêng một góc trời
·      Tháng giêng và anh
·      Thu khóc trên ngàn
·      Thu trong mắt em
·      Tình cuối chân mây
·      Tình khúc buồn
·      Tình khúc mùa xuân
·      Tình khúc tháng sáu
·      Trong nỗi nhớ muộn màng
·      Từ giọng hát em
·      Tuổi mười ba


Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Phôi Pha


Nguyễn Ánh 9



Nguyễn Ánh 9 (1940) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Từng là một nhạc công chơi dương cầm, sáng tác và có được nhiều ca khúc giá trị.
Ông tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh ngày 1 tháng 1 1940  Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, cũng có nguồn viết ông sinh 1939. Ông là út trong một gia đình khá giả có ba người con. Gia đình Nguyễn Đình Ánh chuyển đến Nha Trang và năm ông 11 tuổi thì vào Sài Gòn.
Nguyễn Đình Ánh theo học trường Taberd đến năm 1954 rồi lên Đà Lạt, ở nội trú trường Yersin cho đến năm 1958. Ông tập chơi dương cầm từ nhỏ và trong thời gian học ở Đà Lạt, Nguyễn Đình Ánh có quen biết với nhạc sĩ Hoàng Nguyên và được Hoàng Nguyên dìu dắt vào con đường âm nhạc.
Sau khi tốt nghiệp Tú tài 2, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Nguyễn Ánh 9 được vào tham gia chương trình Tuổi Xanh của Đài Phát thanh Sài Gòn và Đài Phát thanh Đà Lạt. Ông cũng cộng tác với chương trình Tiếng Hát Sinh Viên do Duy Trác thực hiện. Từ đó, Nguyễn Ánh 9 đi khắp nơi biểu diễn dương cầm ở các bar, các nhà hàng nổi tiếng và những ban nhạc thanh niên.
Nguyễn Ánh 9 bắt đầu sự nghiệp viết nhạc một cách rất tình cờ, trong một chuyến đi Nhật biểu diễn cùng Khánh Ly. Sau buổi diễn tại hội chợ Osaka, khi cùng với Khánh Ly đứng chờ thang máy lên phòng khách sạn, thấy người bạn mình mang vẻ mặt buồn buồn, Khánh Ly lên tiếng hỏi:"Còn thương nó không bạn?", ý muốn hỏi về một người bạn gái quen biết Nguyễn Ánh 9 vào thời đó. Sẵn cây đàn guitar trên tay, Nguyễn Ánh 9 gẩy ngay rồi cất tiếng hát: "Không! Không! Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa...". Đến khi trở về Việt Nam được Khánh Ly đề nghị ông soạn nhạc phẩm này. Trước đề nghị đó, ông đã hoàn tất nhạc phẩm đầu tiên của mình trong một thời gian ngắn.
Ca khúc Không được Khánh Ly thu lần đầu trên đĩa nhựa Tình ca quê hương. Không trở thành một trong những nhạc phẩm gắn liền với cuộc đời ca hát của Elvis Phương, cũng như một số ca khúc khác của Nguyễn Ánh 9 như Ai đưa em về, Chia phôi, Lời cuối cho em... được Elvis Phương trình bày thường xuyên trên sân khấu của vũ trường Queen Bee vào đầu thập niên 1970.
Những năm đầu thập niên 1970, Nguyễn Ánh 9 cộng tác với nhiều vũ trường lớn ở Sài Gòn. Ông đã từng đệm dương cầm cho những ca sĩ nổi tiếng như Khánh Ly, Thái Thanh. Trong một cuộc phỏng vấn, Nguyễn Ánh 9 đã nói ông mê nhất được đệm đàn cho hai danh ca này. Cũng thời gian đó, ông viết thêm một vài nhạc phẩm nổi tiếng khác như Mùa thu cánh nâu, Đêm tình yêu.
Sau 1975, thời gian đầu ông có đi diễn ở các tỉnh với đoàn văn nghệ của Duy Khánh cùng với nhạc sĩ Quốc Dũng. Sau đó ông trở thành công nhân tại Xa Cảng Miền Tây cho đến năm 1978. Một thời gian Nguyễn Ánh 9 có mở một lớp dạy dương cầm.
Năm 1982, Nguyễn Ánh 9 trở lại với âm nhạc, ông tiếp tục tham gia các chương trình hòa tấu và biểu diễn dương cầm ở nhiều nơi. Nguyễn Ánh 9 còn được mời viết nhạc nền cho một số phim như Mảnh tình nghiệt ngã, Mênh mông tình buồn. Những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 Nguyễn Ánh 9 có viết thêm một số ca khúc nữa như Tình yêu đến trong giã từ, Mênh mông tình buồn, Cho người tình xa  Cô đơn.
Gần đây, Nguyễn Ánh 9 vẫn còn biểu diễn, tham gia một số đêm nhạc của ca sĩ Ánh Tuyết. Ông cũng phát hành một CD với những giọng ca trẻ nổi tiếng hiện nay.
Giai thoại :
- Vợ của Nguyễn Ánh 9 tên Ngọc Hân, một vũ công ông quen biết trong thời gian làm tại vũ trường Anh Vũ. Hai người kết hôn vào năm 1965 sau khi ông đã nhờ mẹ năn nỉ với bố cho quay về nhà cũng như xin phép được lấy vợ. Trước đó bố ông đã đuổi ông khỏi nhà khi thấy ông quyết tâm theo con đường âm nhạc. Vợ chồng Nguyễn Ánh 9 và Ngọc Hân có với nhau hai con trai, trong đó một người là Nguyễn Hà theo đuổi sự nghiệp âm nhạc.
- Nghệ danh Nguyễn Ánh 9 là do người yêu đầu tiên của ông đặt cho. Trong một cuộc phỏng vấn, ông nói: Đây là tên mà cô ấy đặt cho tôi. Khi tôi viết những bản nhạc đầu tiên, lấy tên thật là Nguyễn Đình Ánh thì dài quá, mà viết là Nguyễn Ánh thì lại trùng với tên của vua Gia Long. Bởi vậy, cô ấy bảo, chữ Nguyễn Ánh có 9 ký tự, mà số 9 theo quan niệm phương Đông là số may mắn, bởi vậy, nên lấy bút danh là Nguyễn Ánh 9.
- Về ca khúc Không, trong một cuộc phỏng vấn, ông lại trả lời khác: Vào cuối năm 1969 - 1970, tôi có chuyến lưu diễn ở Pháp cùng đoàn nghệ sĩ trong nước, lúc ấy có Khánh Ly. Một đêm trời trở lạnh, tôi và Khánh Ly tản bộ, bất ngờ trong tôi loé lên dòng nhạc, tôi thử ngân nga một mình, Khánh Ly nghe thấy và bảo: "Hay lắm, anh hát tiếp đi...". Thế là nhạc phẩm Không ra đời và được ca sĩ Elvis Phương thể hiện rất thành công.
Các sáng tác
·                     Ai đưa em về
·                     Biệt khúc
·                     Bơ vơ
·                     Buồn ơi chào mi
·                     Chia phôi
·                     Cho người tình xa
·                     Cô đơn
·                     Đêm nay ai đưa em về
·                     Đêm tình yêu
·                     Không
·                     Không 2
·                     Kỷ niệm
·                     Lối về
·                     Mẹ Việt Nam ơi
·                     Mênh mông tình buồn
·                     Một lời cuối cho em
·                     Mùa thu cánh nâu
·                     Tiếng hát lạc loài (Cô đơn 3)
·                     Tình khúc chiều mưa
·                     Tình yêu đến trong giã từ
·                     Trọn kiếp đơn côi
·                     Xin đừng nói yêu tôi
·                     Xin như làn mây trắng